
Con đường hạnh phúc hay còn gọi là Quốc Lộ 4C
Đường Hạnh Phúc là con đường có chiều dài hơn 185km, nối từ km0 Thành Phố Hà Giang qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Với 2.200 nhân công của 6 tỉnh Việt Bắc, hai tỉnh Nam Định và Hải Dương để hoàn thành công trình từ 1959-1965. Việc xây dựng và thi công con đường Hạnh Phúc hoàn toàn bằng sức người – Đây được coi là công trình kỳ vĩ và vĩ đại nhất trong lịch sử mở đường của Việt Nam.

Tượng đài TNXP được xây dựng tại Séo Sả Lủng – Xả Pải Lủng – Huyện Mèo Vạc vào năm 2016. Tượng đài cao 16m, hình 5 Thanh Niên Xung Phong của 5 dân tộc tham gia mở đường
8 Năm gian khổ mở đường
Sự ra đời của Con Đường Hạnh Phúc cũng giống như cái tên của nó, nơi đây đã gắn liền với bao công sức, mồ hôi, tuổi trẻ thậm chí là xương máu để hoàn thành được. Khi chiến dịch được phát động, hàng trăm thanh niên khắp cả nước đã cùng nhau xung phong, sẵn sàng tham gia đi mở đường.
Sau 8 năm vất vả, lao động bằng các dụng cụ còn rất thô sơ, chỉ có búa, xè beng và xẻng là công cụ chính. Lúc này đất nước còn khó khăn nên lương thực không đủ cung cấp, mỗi ngày họ chỉ được cấp 1kg gạo phải chia ra để nấu thành cơm. Ngay cả chỗ ngủ phải dựng tạm bạt ven núi để ngủ qua đêm, gió rét lạnh, côn trùng đốt , thậm chí còn có đá núi lở rơi xuống rất nguy hiểm.

Bảng đồ Công Viên Địa Chất tại Mèo Vạc
Ý chí kiên cường của công nhân mở đường
Nhưng dù cho sống trong điều kiệu sống khó khăn, thiếu thốn mọi người vẫn vui vẻ, hăng say làm việc, họ còn treo mình lên nóc nhà “ Mã Pì Lèng” hơn 11 tháng để làm các con đường qua dốc. Đục lỗ khoan vào đá suốt 8 tiếng đồng hồ chỉ để hoàn thành 10km đường qua dốc Mèo Vạc. Ngày công thực hiện là 2.246.321 ngày với khối lượng 2.899.638m3 đất đá. Chi phí làm đường vào thời giá khoảng những năm 60 của thế kỷ trước hết trên… 5,5 triệu đồng
Vào thời điểm hoàn thành con đường, nhiều người không khỏi xúc động khi nhớ lại chiến tích lịch sử này. Nhờ có con đường này mà người dân các bản làng vùng cao có thể hòa nhập, giao thương với các vùng khác, trẻ em được đến trường, du khách đến du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khai thác, phát triển tiềm năng mà Hà Giang có để thúc đẩy kinh tế, góp phần làm cho đời sống của người dân được ổn định hơn.

Phù Điêu đài tưởng niệm QL4C hay con đường Hạnh Phúc tại Mèo Vạc
Cảm xúc dâng trào khi trãi nghiệm cung đường hạnh phúc
Khi trải nghiệm “Đường Hạnh Phúc – Con Đường Máu và Hoa” – Du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam thông qua các địa danh: Nghĩa trang liệt sỹ Thanh Niên xung phong huyện Yên Minh, khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, Phố Cổ Đồng Văn, tượng đài Thanh Niên xung phong, đèo Mã Pì Lèng…
Đây là sản phẩm du lịch Hà Giang nhằm giới thiệu đến với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Giang đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường của các thế hệ đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữ đất nước. Nếu có dịp đến Hà Giang, bạn nhất định phải khám phá cung Đường Hạnh Phúc này nhé!

Thông tin về tượng đài Thanh Niên Xung Phong tại Mèo Vạc